Trung Quốc chi 9 tỉ USD tăng tốc hệ thống định vị cạnh tranh với Mỹ

Cập nhật: 29/04/2020 08:43 - Lượt xem: 861

Trung Quốc chi ít nhất 9 tỉ USD để xây dựng hệ thống điều hướng, định vị trên không gian, ngừng phụ thuộc vào GPS của Mỹ trong bối cảnh hai nước chưa nguôi căng thẳng thương mại.

Theo Bloomberg, dữ liệu vị trí được phát từ các vệ tinh GPS của Mỹ được dùng cho smartphone, hệ thống điều hướng của ô tô, vi mạch trên cổ chó mèo và để hướng dẫn tên lửa. Tất cả những vệ tinh này đều do Không quân Mỹ kiểm soát. Điều này khiến chính phủ Trung Quốc không thoải mái.
Vì thế, Bắc Kinh đang phát triển hệ thống thay thế mà một nhà phân tích an ninh Mỹ gọi là một trong các chương trình không gian lớn nhất mà Trung Quốc từng thực hiện. “Họ không muốn phụ thuộc vào GPS của Mỹ. Người Trung Quốc không muốn thứ mà chúng ta có thể tắt đi”, giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ Marshall Kaplan tại Đại học Maryland cho hay.
Hệ thống Điều hướng Beidou (Bắc Đẩu) hiện phục vụ Trung Quốc và các nước lân cận. Nó sẽ vươn ra toàn cầu vào năm 2020, theo một phần của chiến lược biến Đại lục thành nhà lãnh đạo toàn cầu của thế hệ công nghệ tiếp theo mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra.
Việc xây dựng "GPS made in China" đang tiến gần đến đoạn quan trọng sau khi ít nhất 18 vệ tinh được phóng trong năm nay. Hôm 19.11, Trung Quốc phóng thêm hai vệ tinh Beidou nữa, nâng tổng số các vệ tinh đang hoạt động lên 40. Họ còn có kế hoạch bổ sung 11 vệ tinh trước năm 2020.
Beidou là yếu tố trong chiến dịch quan trọng của Trung Quốc nhằm thay thế sự thống trị của phương Tây trong ngành hàng không vũ trụ. Hiện nước này có một doanh nghiệp nhà nước phát triển máy bay để thay thế sản phẩm từ Airbus, Boeing. Nhiều startup khác thì đang làm tên lửa để thách thức SpaceX của doanh nhân Mỹ Elon Musk và Blue Origin của tỉ phú số một thế giới Jeff Bezos.
Tháng sau, Trung Quốc dự kiến phóng tàu thăm dò mặt trăng Chang’e 4. Tàu thăm dò sao Hỏa cũng được lên kế hoạch phóng năm 2020.
Trung Quốc bắt đầu phát triển Beidou vào thập niên 1990, và sẽ chi khoảng từ 8,98 tỉ USD đến 10,6 tỉ USD cho hệ thống này đến năm 2020, theo phân tích do Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung Quốc thực hiện năm 2017. Hệ thống cuối cùng sẽ cung cấp định vị chính xác đến 1 mét hoặc ngắn hơn với hệ thống hỗ trợ mặt đất. GPS thường có khả năng cung cấp chính xác dưới 2,2 mét, có thể được cải thiện đến một vài cm với hệ thống tăng cường, ủy ban trên cho hay.
“Hệ thống Beidou là một trong những thành tựu tuyệt vời trong 40 năm cải cách của Trung Quốc”, ông Tập viết trong thư gửi Ủy ban Điều hướng Vệ tinh Liên Hiệp Quốc hôm 5.11. Beidou là cốt lõi của ngành công nghiệp sẽ đem về 400 tỉ nhân dân tệ, tương đương 57 tỉ USD, doanh thu vào năm 2020, theo dự báo của Văn phòng Điều hướng Vệ tinh Trung Quốc.
Ngoài ra, Beidou còn có tiềm năng xuất khẩu như một phần của phát kiến Vành đai, Con đường cũng do Bắc Kinh khởi xướng, nhằm xây dựng quan hệ chính trị, kinh tế thông qua tài trợ nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở các nước.
NavInfo Co., nhà sản xuất bản đồ điện tử được Tencent Holdings hậu thuẫn, muốn khởi động sản xuất hàng loạt chất bán dẫn cho hệ thống định vị sử dụng Beidou vào năm 2020. Hãng NavInfo ở Bắc Kinh, vốn cung ứng cho Tesla và Bayerische Motoren Werke, thì dự kiến nhu cầu thường niên cho chip liên kết với Beidou dành cho ô tô tự lái lên đến 15 triệu.
Để cạnh tranh được với doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều hãng ngoại cũng tăng khả năng tương thích với Beidou cho sản phẩm của mình. Qualcomm, nhà sản xuất chip dùng cho smartphone lớn nhất thế giới, đã và đang hậu thuẫn Beidou. Chip của Qualcomm còn được dùng trong các thiết bị đeo được và ô tô. Hầu hết smartphone do các hãng ngoại lớn như Samsung Electronics sản xuất đều hỗ trợ Beidou cùng với GPS. Hẳn nhiên, thiết bị từ những cái tên “made in China” như Huawei, Xiaomi cũng hỗ trợ Beidou.
Trung Quốc cũng là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, và chính phủ muốn tất cả xe có hệ thống định vị ô tô phải tương thích với Beidou trong hai năm. Volkswagen, hãng đi đầu trong doanh số xe chở khách, hiện thay đổi thiết bị trong xe mình sản xuất để cho phép truy cập Beidou. Toyota Motor thì đang thảo luận với các doanh nghiệp khác về Beidou.

ssdf
vb
gh

Tin mới nhất

GPS: Đồng hành bảo vệ động vật hoang dã

GPS: Đồng hành bảo vệ động vật hoang dã

Cùng với việc bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và những nhu cầu không ngừng tăng của con người, nhiều loài động vật hoang dã đang bị con người săn lùng ráo riết và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo vệ chúng, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ định vị GPS để quan sát, theo dõi lịch trình di chuyển của chúng và bảo vệ chúng tốt hơn.