Công nghệ định vị vệ tinh Bắc Đẩu không theo dõi người dùng

Cập nhật: 12/09/2017 03:44 - Lượt xem: 1594

Theo xu hướng phát triển, để trở nên độc lập trong một lĩnh vực ngày càng có tầm quan trọng trong cả dân dụng và quân sự, các cường quốc trên thế giới đều phát triển hệ thống vệ tinh định vị của riêng mình.

Hiện nay, theo xu hướng phát triển, để trở nên độc lập trong một lĩnh vực ngày càng có tầm quan trọng trong cả dân dụng và quân sự, các cường quốc trên thế giới đều đang phát triển các hệ thống vệ tinh định vị của riêng mình, ví dụ GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), Galieo (châu Âu), Bắc Đẩu (Trung Quốc), QZSS (Nhật Bản), IRNSS (Ấn Độ)...

Tiến sĩ Lã Thế Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) thuộc Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

Trong số này, Bắc Đẩu là hệ thống vệ tinh định vị được Trung Quốc phát triển từ năm cuối của thế kỷ 20, theo hai giai đoạn. BeiDou-1 được đưa vào hoạt động năm 2000 và phục vụ cho mục đích thử nghiệm hệ thống, vì vậy hệ thống chỉ cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ở Trung Quốc. Từ kinh nghiệm phát triển BeiDou-1, Trung Quốc phát triển hệ thống BeiDou-2 là hệ thống vệ tinh định vị cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới (tín hiệu BeiDou-2 phát toàn cầu). Bắt đầu từ tháng 12/2012, Bắc Đẩu cung cấp dịch vụ định vị cho người sử dụng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Dự kiến, đến năm 2020, Bắc Đẩu sẽ hoàn thành với 35 vệ tinh cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới.

Về nguyên lý, Bắc Đẩu hoạt động giống các hệ thống vệ tinh định vị khác (GPS, GLONASS, Galileo…) dựa trên sóng vô tuyến được phát quảng bá một chiều (từ vệ tinh đến bộ thu) để bộ thu tự xác định vị trí của mình. Tại bất cứ thời điểm nào, để xác định được vị trí của mình, bộ thu cần phải nhận được tín hiệu từ ít nhất 4 vệ tinh định vị và qua phép giao các mặt cầu với tâm là các vệ tinh để tìm ra vị trí của ăng-ten. Ở đây cần nhấn mạnh, tín hiệu từ vệ tinh được phát quảng bá hướng đến Trái Đất, và bộ thu (kể cả các chipset tích hợp trong điện thoại di động)chỉ tiếp nhận tín hiệu một chiều từ vệ tinh.

Khu vực bao phủ dịch vụ của BeiDou hiện tại. Ảnh: Wikipedia.

Khu vực bao phủ dịch vụ của BeiDou hiện tại. Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay, các smartphone được tích hợp chipset (bộ thu) định vị vệ tinh đa hệ thống. Có nghĩa, chipset hoạt động được với nhiều hệ thống cùng lúc (GPS/GLONASS/Galileo/Beidou), có khả năng tiếp nhận tín hiệu từ nhiều vệ tinh hơn, với nhiều lựa chọn về giải pháp dựa vào các tham số tối ưu được thiết kế trước.

So sánh với các chipset thế hệ cũ, chỉ hoạt động với định vị GPS, chipset đa hệ thống này có độ chính xác, độ tin cậy và đặc biệt độ sẵn sàng trong chức năng định vị được cải thiện rõ rệt. Bắc Đẩu cũng chỉ là một hệ thống mà người dùng ở châu Á - Thái Bình Dương có lợi thế hơn các khu vực khác trong việc tiếp cận. Cũng cần nhấn mạnh thêm, người dùng ở Việt Nam "rất may mắn" khi được hưởng lợi nhiều nhất từ định vị đa hệ thống.

Mật độ vệ tinh theo hệ thống trên toàn thế giới. Người dùng ở Việt Nam rất may mắn khi có thể tiếp cận với số lượng nhiều nhất các hệ thống và vệ tinh. (nguồn: multignss.asia

Mật độ vệ tinh theo hệ thống trên toàn thế giới, người dùng ở Việt Nam rất may mắn khi có thể tiếp cận với số lượng nhiều nhất các hệ thống và vệ tinh. Nguồn: Multignss.asia.

Việc dùng định vị Bắc Đẩu có an toàn không? Nếu chỉ là chức năng định vị, như đã nói ở trên, việc tính toán được thực hiện ở phía bộ thu, không phải phía vệ tinh, nên khả năng vệ tinh định vị theo dõi người dùng là rất khó xảy ra. Ngoài ra, bất kỳ hệ thống vệ tinh định vị nào cũng có hai loại dịch vụ: quân sự và dân dụng. Các chipset do các hãng dân sự phát triển như Qualcomm, uBlox… chỉ có khả năng tiếp cận các tín hiệu dân dụng với cấu trúc tín hiệu được công khai. Vì vậy, ở góc độ định vị (chưa so sánh về chất lượng và độ bao phủ dịch vụ), dùng tín hiệu Bắc Đẩu hay định vị GPS hay bất kỳ hệ thống nào khác là tương đương nhau.

Cần lưu ý, smartphone là một hệ thống phức tạp gồm nhiều phân hệ, trong đó, chipset định vị chỉ là một phân hệ cung cấp vị trí, vận tốc và thời gian của người dùng thông qua nhận tín hiệu một chiều từ vệ tinh. Trong khi đó, việc lộ thông tin riêng tư, nếu có, lại liên quan đến các phân hệ truyền thông khác trong một smartphone.

Cuối tuần qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng điện thoại Bphone tích hợp công nghệ định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc, gây nghi ngại cho người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, smartphone này sử dụng chip Snapdragon 801 vốnđược nhà sản xuất Qualcomm tích hợp sẵn module GPS hỗ trợ cả ba hệ định vị A-GPS, GLONASS và Bắc Đẩu.

Việc tích hợp này được thực hiện sau khi Ủy ban An toàn Hàng hải thuộc IMO của Liên Hợp Quốc chính thức công nhậnvà đưa hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu vào hệ thống dẫn đường vô tuyến toàn cầu. Theo đó, Bắc Đẩu trở thành hệ thống thứ ba, sau GPS và GLONASS, được các cơ quan của Liên Hợp Quốc công nhận trong hoạt động trên biển. Ngoài Bphone, tại thị trường Việt Nam có khá nhiều mẫu điện thoại khác cũng đang sử dụng Bắc Đẩu, trong đó có những sản phẩm quen thuộc như Samsung Galaxy S6, Sony Xperia Z3/Z3+, HTC One E9+, Lumia 730... 

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

ssdf
vb
gh

Tin mới nhất

Ứng dụng GPS trong cuộc sống

Ứng dụng GPS trong cuộc sống

Xã hội ngày một văn minh hơn, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ phát triển của công nghệ nhanh đến mức nào. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về công nghệ định vị vệ tinh GPS