GPS và Hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS

Cập nhật: 12/09/2017 04:12 - Lượt xem: 1987

GPS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, máy định vị này được ứng dụng khá rộng rãi trên các phương tiện vận tải, và trong việc theo dõi hoạt động của người, của thú cưng...

GPS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, hệ thống này được ứng dụng khá rộng rãi trên các phương tiện vận tải, và trong việc theo dõi hoạt động của người, của thú cưng...
Thiết bị định vị GPS bắt đầu được Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng vào năm 1978. Vào thời điểm này, Bộ Quốc phòng Mỹ phóng lên quỹ đạo trái đất 24 vệ tinh nhăm thu thập các thông tin về tọa độ (vĩ độ và kinh độ), độ cao và tốc độ của các cuộc hành quân, hướng dẫn cho pháo binh và các hạm đội.

Những vệ tinh trị giá nhiều tỷ USD này bay phía trên trái đất ở độ cao 19.200 km, với tốc độ chừng 11.200 km/h, có nhiệm vụ truyền đi các tín hiệu radio tần số thấp tới các thiết bị thu nhận. Từ những năm đầu thập kỷ 80, các nhà sản xuất lớn chú ý nhiều hơn đến đối tượng sử dụng tư nhân. Trên các xe hơi hạng sang, những thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số PDA (Personal Digital Assistant) như Ipaq của hãng Compaq, được coi là một trang bị tiêu chuẩn, thể hiện giá trị của chủ sở hữu.
Vào thời điểm đó, trong số 24 vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ nói trên, chỉ có 21 thực sự hoạt động, 3 vệ tinh còn lại là hệ thống hỗ trợ. Tín hiệu radio được truyền đi thường không đủ mạnh để thâm nhập vào các tòa nhà kiên cố, các hầm ngầm và hay tới các địa điểm dưới nước. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tối thiểu 4 vệ tinh để đưa ra được thông tin chính xác về vị trí (bao gồm cả độ cao) và tốc độ của một vật. Vì hoạt động trên quỹ đạo, các vệ tinh đảm bảo cung cấp vị trí tại bất kỳ điểm nào trên trái đất.
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems) bao gồm 3 mảng:
- Mảng người dùng, gồm người sử dụng và thiết bị GPS.
- Mảng kiểm soát bao gồm các trạm trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.

- Mảng còn lại gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD.
Một vệ tinh có thể truyền tín hiệu radio ở nhiều mức tần số thấp khác nhau, được gọi là L1, L2... Những thiết bị nhận tín hiệu GPS thông thường bắt sóng L1, ở dải tần số UHF 575,42 Mhz. Một đài phát thanh FM thường cần có công suất chừng 100.000 watt để phát sóng, nhưng một vệ tinh định vị toàn cầu chỉ đòi hỏi 20-50 watt để đưa tín hiệu đi xa 19.200 km.
Tần số L1 chứa đựng 2 tín hiệu số (mã hoá bằng kỹ thuật số), được gọi là P-code và C/A-code. Mã P nhằm bảo vệ thông tin khỏi những sự truy nhập trái phép. Tuy nhiên, mục đích chính của các tín hiệu mã hóa là nhằm tính toán thời gian cần thiết để thông tin truyền từ vệ tinh tới một thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó, khoảng cách giữa 2 bên được tính bằng cách nhân thời gian cần thiết để tín hiệu đến nơi với tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây(khoảng cách = vận tốc x thời gian).
Tuy nhiên, tín hiệu có thể bị sai đôi chút khi đi qua bầu khí quyển. Vì vậy, kèm theo thông điệp gửi tới các thiết bị nhận, các vệ tinh thường gửi kèm luôn thông tin về quỹ đạo và thời gian. Việc sử dụng đồng hồ nguyên tử sẽ đảm bảo chính xác về sự thống nhất thời gian giữa các thiết bị thu và phát.
Để biết vị trí chính xác của các vệ tinh, thiết bị nhận GPS còn nhận thêm 2 loại tín hiệu mã hóa.
- Loại thứ nhất (được gọi là Almanac data) được cập nhật định kỳ và cho biết vị trí gần đúng của các vệ tinh trên quỹ đạo. Nó truyền đi liên tục và được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị thu nhận khi các vệ tinh di chuyển quanh quỹ đạo.
- Tuy nhiên, phần lớn các vệ tinh có thể hơi di chuyển ra khỏi quỹ đạo chính của chúng. Sự thay đổi này được ghi nhận bởi các trạm kiểm soát mặt đất. Việc sửa chữa những sai số này là rất quan trọng và được đảm nhiệm bởi trạm chủ trên mặt đất, trước khi thông báo lại cho các vệ tinh biết vị trí mới của chúng. Thông tin được sửa chữa này được gọi là Ephemeris data. Kết hợp Almanac data và Ephemeris data, các thiết bị nhận GPS biết chính xác vị trí của mỗi vệ tinh.
Hiện nay, nếu có bản đồ điện tử, nhiều thiết bị nhận GPS sẽ hiển thị rõ ràng vị trí của bạn qua một màn hình, điều đó giúp cho việc định hướng trở nên cực kỳ thuận lợi. Nhưng nếu tắt thiết bị nhận tín hiệu trong khoảng thời gian chừng 5 giờ đồng hồ, nó sẽ mất đi các Almanac data (hay không còn nhận biết chính xác các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất). Khi hoạt động trở lại, thiết bị sẽ cần khoảng thời gian chừng 30 giây để nạp lại thông tin về vị trí của vệ tinh, trước khi cho biết hiện thời bạn đang ở đâu.
Hoạt động của máy định vị GPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Khi các vệ tinh ở quá gần nhau, chúng sẽ khiến cho việc xác định một vị trí chính xác trở nên khó khăn hơn.
- Vì tín hiệu radio đi từ vệ tinh xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ cần thiết để tín hiệu truyền tới thiết bị nhận sẽ bị chậm đi. Hệ thống GPS có dự phòng điều đó bằng cách tính thêm khoảng thời gian chậm trễ trung bình, nhưng cũng không được hoàn toàn chính xác.
- Chướng ngại lớn như các dãy núi hay các toà nhà cao tầng cũng làm cho thông tin bị sai lệch.
- Giữa thiết bị nhận (nhất là của người dùng cá nhân) với vệ tinh (có thể không hoàn toàn trùng khớp về mặt thời gian, và các vệ tinh đôi khi chạy lệch khỏi quỹ đạo.

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

ssdf
vb
gh

Tin mới nhất

DANH SÁCH KINH TUYẾN GỐC CÁC TỈNH THÀNH CỦA HỆ TỌA ĐỘ VN 2000

DANH SÁCH KINH TUYẾN GỐC CÁC TỈNH THÀNH CỦA HỆ TỌA ĐỘ VN 2000

Thủ tướng Chính phủ  áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000. Do đó kinh tuyến trục của từng Tỉnh Thành Phố sẽ thay đổi, dưới đây là kinh tuyến trục VN2000 cho từng Tỉnh thành Việt Nam.

  • Hướng dẫn sử dụng máy định vị Garmin GPS 78 seriesHướng dẫn sử dụng máy định vị Garmin GPS 78 series
    Việc sử dụng GPS trong công tác đo đạc đã trở lên rất phổ biến. Hầu hết các máy GPS cầm tay hiện có trên thị trường là máy thu một tần số và tất cả các máy thu một tần số hiện nay đều có sai số. Vì vậy, khi sử dụng GPS, kết quả thu được thường không chính xác một cách tuyệt đối. 
  • Cách phát hiện xe bị gắn định vị GPS?Cách phát hiện xe bị gắn định vị GPS?
    Nếu nghi ngờ một ai đó đang theo dõi hoạt động của bạn bằng định vị GPS hoặc bằng thiết bị theo dõi di động, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách được giới thiệu dưới đây, để biết xe bạn có bị gắn hộp đen hay là không.
  • Hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPSHoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS
    GPS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện thám hiểm trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh.
  • Lợi ích của thiết bị định vị toàn cầu GPSLợi ích của thiết bị định vị toàn cầu GPS
    Thiết bị định vị gps mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Đây là thiết bị có mức giá tương đối hợp lý nhưng lượng giá trị mà chúng mang lại là điều không thể phủ nhận.
    Với tốc độ công nghệ tiến hóa, không phải là một điều ngạc nhiên rằng thế giới đã trở nên "nhỏ hơn", hiểu theo nghĩa sự giao tiếp với một người khác từ phía bên kia thế giới trở nên tức thời. Ngày nay, hầu như tất cả mọi thứ đều trở thành có thể với công nghệ mới nhất được tung ra, mang lại nhiều lợi thế cho người dùng trên khắp thế giới.
  • ZenithOptimedia công bố định vị toàn cầu mớiZenithOptimedia công bố định vị toàn cầu mới

    Tập đoàn ZenithOptimedia, một trong những mạng lưới đại lý truyền thông lớn trên thế giới vừa công bố định vị chiến lược toàn cầu mới, với tên gọi "Live ROI - Hiệu suất đầu tư sống".

  • TP HCM khẩn cấp gắn định vị trên thiết bị phóng xạTP HCM khẩn cấp gắn định vị trên thiết bị phóng xạ

    Từ ngày mai, TP HCM sẽ gắn thiết bị định vị theo dõi 124 nguồn phóng xạ di động. Động thái này được được đưa ra sau khi một thiết bị phóng xạ tại thành phố bị đánh cắp và mới đây Vũng Tàu cũng bị thất lạc.