Không GPS, không Google Map, không gian tối đen như mực - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Cập nhật: 16/07/2022 08:43 - Lượt xem: 373

Hệ tọa độ thiên văn được xây dựng dựa trên hệ tọa độ địa lý, là một công cụ đắc lực giúp các phi hành gia định vị trong không gian.

Chúng ta đã không còn xa lạ với GPS và Google Map, những công cụ cho ta biết mình đang ở đâu trên bề mặt của Trái Đất, ở tọa độ thế nào. Và tọa độ thì được thể hiện bởi vĩ độ và kinh độ.

Đó là cách xác định vị trí trên mặt đất, còn trong vũ trụ thì sao? Đó là nơi không thể dùng đến GPS, xung quanh thì tối đen như mực, vậy phải làm thế nào?



Thực ra, cách các phi hành gia định vị vật thể ngoài không gian cũng tương tự như Trái đất, chỉ khác là với phiên bản mở rộng hơn. Nó được gọi là "Hệ tọa độ thiên văn".

Trong hành trình thám hiểm vũ trụ, khi phát hiện sao băng hay những ngôi sao nhỏ và muốn những người dưới Trái Đất cùng quan sát, hệ tọa độ thiên văn sẽ được sử dụng."Mục đích là định vị trên bầu trời. Nó cũng giống như kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất."- Rick Fienberg, phát ngôn viên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ cho biết.

Điều khó tin là ý tưởng về hệ tọa độ thiên văn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Bản chất của nó là quan niệm coi bầu trời là một khối cầu bao quanh Trái Đất, tức Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.

"Dù điều này là hoàn toàn sai so với thực tế, nhưng ý niệm đó giúp chúng ta xây dựng được một hệ tọa độ dùng trong vũ trụ." - Christopher Palma, giáo sư thiên văn học và vật lý ĐH bang Pennsylvania nói.


Vậy "phiên bản mở rộng" này có gì khác so với phiên bản gốc?

Nó sẽ không có xích đạo mà sẽ có "xích đạo thiên cầu" - hình chiếu của xích đạo ra ngoài không gian.

Thay cho vĩ tuyến, chúng ta có "xích vĩ" - được đo theo hướng bắc hoặc nam tính từ xích đạo thiên cầu. Và thay cho kinh tuyến, chúng ta dùng "xích kinh" - được đo bằng góc về phía đông theo xích đạo thiên cầu.

Do với Trái Đất, vũ trụ luôn quay tròn, vì thế đơn vị độ sẽ được thay bằng góc giờ. Ví dụ, 180 độ sẽ bằng 12 giờ xích kinh.

Phi hành gia không phải những người duy nhất phải nằm lòng hệ tọa độ thiên văn. Bất kì ai muốn quan sát sao trời để xác định phương hướng, vị trí đều có thể sử dụng hệ tọa độ này. Hầu hết tàu thuyền đều được trang bị GPS, nhưng thủy thủ vẫn phải biết hệ tọa độ thiên văn phòng trường hợp GPS không hoạt động.

"Nếu họ thấy được sao Bắc Cực, họ sẽ xác định được hướng bắc, và bằng một vài tính toán, họ cũng tìm được các hướng còn lại cũng như tìm được tọa độ của mình, nhờ vào tọa độ của sao Bắc Cực trong hệ tọa độ thiên văn" -ông Fienberg giải thích.

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn


ssdf
vb
gh

Tin mới nhất

Vì sao lại có hệ thống định vị Bắc Đẩu trên Bphone?

Vì sao lại có hệ thống định vị Bắc Đẩu trên Bphone?

Vì sao Bphone lại hỗ trợ cả BeiDou? Câu trả lời cũng tương tự như một chiếc smartphone thời thượng hiện nay phải hỗ trợ cả 3 mạng di động 2G/3G/4G, hay hỗ trợ kết nối Wi-Fi đủ các chuẩn a/b/g/n/ac...

  • Sử dụng máy định vị GPS như thế nào?Sử dụng máy định vị GPS như thế nào?
    Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng thiết bị thu tín hiệu vệ tinh GPS (hay máy định vị GPS) thì rất có thể bạn sẽ có một vài thắc mắc khi sử dụng. Sau đây là hướng dẫn tổng quát và một số lời khuyên khi bạn sử dụng máy định vị GPS.
  • TCVN 9398:2012 - Công tác trắc địa xây dựng công trình - Yêu cầu chungTCVN 9398:2012 - Công tác trắc địa xây dựng công trình - Yêu cầu chung

    Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình để cung cấp các dữ liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, kiểm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.

  • Mỹ sẽ nâng cấp hệ thống định vị toàn cầuMỹ sẽ nâng cấp hệ thống định vị toàn cầu

    Các vệ tinh định vị thế hệ mới sẽ được phóng lên từ năm sau để nâng cấp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.

  • 'Cuộc chiến' vệ tinh GPS ngoài không gian'Cuộc chiến' vệ tinh GPS ngoài không gian
    Khi đang ở trên mặt đất, bạn không biết rằng mình có thể bị theo dõi bởi vô số thiết bị bay trên quỹ đạo, trong đó có hệ thống định vị toàn cầu - GPS.
  • GPS Là Gì? Ứng Dụng Của Định Vị Toàn Cầu GPSGPS Là Gì? Ứng Dụng Của Định Vị Toàn Cầu GPS
    Trong thời đại 4.0 hiện nay bạn chắc hẳn đã nghe rất nhiều về GPS. Nhưng bạn đã biết GPS là gì cũng như nguyên lý hoạt động của định vị GPS như thế nào chưa? Nếu chưa bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu thêm về ứng dụng này nhé.
  • Hệ thống định vị GPS của Mỹ có 'đối thủ cạnh tranh'Hệ thống định vị GPS của Mỹ có 'đối thủ cạnh tranh'
    Trung Quốc sẽ hoàn thành Hệ thống định vị Bắc Đẩu trong tháng này khi vệ tinh cuối cùng bay vào quỹ đạo. Theo trang TechRadar, đây được xem là đối thủ của Hệ thống định vị Toàn cầu (GPS) do Mỹ thiết kế và sử dụng từ thế kỷ trước.