SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ GPS NHƯ THẾ NÀO?

Cập nhật: 12/09/2017 11:36 - Lượt xem: 1796

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng thiết bị thu tín hiệu vệ tinh GPS (hay máy định vị GPS) thì rất có thể bạn sẽ có một vài thắc mắc khi sử dụng. Sau đây là hướng dẫn tổng quát và một số lời khuyên khi bạn sử dụng máy định vị GPS.


4 TÍNH NĂNG CƠ BẢN

Nhìn chung, hầu hết tất cả các máy định vị GPS dành cho người đi leo núi thường có những tính năng sau:
  • Xác định vị trí: máy định vị GPS có thể xác định chính xác vị trí bạn đang đứng bằng cách nhận dữ liệu truyền từ các vệ tinh quỹ đạo. Vị trí hiện tại của bạn sẽ được thể hiện bằng tọa độ: Kinh độ và vĩ độ hoặc phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator).
  • Định vị điểm nối điểm (Point-to-point navigation): Một vị trí hoặc mục tiêu bất kỳ được gọi là điểm mốc (waypoint). Ví dụ, bạn có thể tạo ra điểm mốc xuất phát tại đầu đường mòn bằng cách sử dụng tính năng  đinh vị (location function). Nếu có tọa độ của khu cắm trại mà bạn đang hướng tới (được lấy từ bản đồ, sách tài nguyên, website, ứng dụng phần mềm lập bản đồ hoặc các nguồn khác) thì máy định vị GPS có thể xác định hướng đi và khoảng cách dưới dạng đường thẳng (straight-line), điểm nối điểm (point-to-point) tới mục tiêu của bạn. Vì đường mòn thường không thẳng tắp nên hướng đi sẽ thay đổi khi bạn di chuyển. Ngoài ra, khoảng cách đã xác định bởi máy định vị GPS cũng sẽ giảm dần khi bạn đến gần mục tiêu.
  • Định vị tuyến đường (Route): Bằng cách kết hợp các điểm mốc trên đường mòn, bạn có thể lần lượt đi từ điểm đầu đến điểm kế tiếp theo các chỉ dẫn về hướng đi và khoảng cách. Khi bạn đến được điểm mốc đã được tạo ra đầu tiên thì máy định vị GPS sẽ tự động chỉ bạn đến điểm mốc tiếp theo hoặc bạn có thể tự thực hiện thao tác này.
  • Lưu đoạn đường (Track): Một trong các tính năng hữu dụng nhất của máy định vị GPS đó là có thể vạch lại “tập hợp chuỗi đường mòn” mà bạn đã đi qua, gọi là một đoạn đường (Track). Đoạn đường ở đây khác với tuyến đường (Route), tuyến đường sẽ mô tả chi tiết nơi mà bạn đang đi tới. Bạn có thể cấu hình để máy định vị GPS tự động “thả” các điểm đánh dấu đoạn đường (trackpoint) sau mỗi khoảng thời gian hoặc khoảng cách mà bạn muốn. Để quay lại, bạn chỉ cần đơn giản đi theo các hướng chỉ dẫn trên GPS để quay lại thông qua các điểm đánh dấu.
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

Máy định vị GPS KHÔNG thay thế được bản đồ và la bàn hay nhưng hiểu biết để sử dụng chúng. máy định vị GPS có thể giúp tăng cường và nâng cao khả năng định vị với công nghệ, nhưng bạn vẫn nên luôn mang theo một bản đồ chi tiết của khu vực bạn tới và một la  bàn.


Không nên chỉ sử dụng máy định vị GPS để định vị.
Hãy luôn mang theo bản đồ và la bàn.



Màn hình la bàn cung cấp nhiều thông tin hữu ích

Máy định vị GPS chỉ hữu ích khi bạn sử dụng cùng bản đồ. Bản đồ địa hình hữu dụng nhất tại Mỹ là bản đồ USGS tỉ lệ 1:24.000 phát hành bởi Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS). Ở Việt Nam, Bản đồ địa hình Việt Nam chính thức ở tỉ lệ 1:50.000 theo Hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN2000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam quản lý và phát hành.

Hãy thực hành! Trước khi sử dụng máy định vị GPS với vai trò của một công cụ định vị chính tại một nơi hoàn toàn xa lạ, hãy tự lên kế hoạch cho một hành trình thú vị và thành công. Bạn phải tự ‘làm quen’ với tất cả các tính năng của thiết bị. Hãy đọc sách Hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất, và thực hành ở vùng lân cận nơi bạn sinh sống hoặc tại công viên mà bạn biết rõ cho đến khi sử dụng thành thạo.

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN

Thu tín hiệu vệ tinh
Để cung cấp thông tin định vị đáng tin cậy, kể cả thông tin về vị trí bạn đang đứng, máy định vị GPS cần phải nhận tín hiệu tốt từ ít nhất 4 vệ tinh. Để nhận được tín hiệu vệ tinh, hãy bật máy định vị GPS và chuyển đến màn hình Vệ tinh (Satellite):
  • Màn hình vệ tinh sẽ hiển thị cấu hình hiện tại của các vệ tinh và cường độ (mạnh, yếu) của tín hiệu. Có thể phải mất một vài phút để máy định vị GPS đồng bộ với vệ tinh, vậy nên hãy kiên nhẫn.
  • Nếu bạn chỉ thấy một vài vệ tinh và tín hiệu yếu thì không nên sử dụng máy định vị GPS để định hướng mà hãy sử dụng bản đồ và la bàn.
  • Vị trí có thể nhìn rõ bầu trời là lý tưởng nhất để đồng bộ hóa tốt với vệ tinh. Tán cây, hẻm núi và nhà cao tầng có thể cản trở việc thu tín hiệu vệ tinh vì chúng sẽ che khuất khoảng không hay tầm nhìn.
  • Có thể bạn sẽ thu tín hiệu vệ tinh nhanh hơn nếu tắt thiết bị, sau đó bật nguồn lại.
  • Hãy đảm bảo sạc đầy pin cho máy định vị GPS.
Đọc tọa độ
Hệ tọa độ được sử dụng để đơn giản hóa việc định vị bằng bản đồ. Tọa độ sẽ chia bản đồ thành mạng lưới các ô và xác định vị trí bằng các hướng bắc/nam và đông/tây.  Để chọn hệ tọa độ, bạn chỉ việc chuyển đến màn hình Tùy chọn (Preferences). Các hệ thống tọa độ phổ biến nhất được sử dụng để định vị trong các máy định vị GPS là:
  • Hệ Độ/Phút/Giây (DMS - Degrees/Minutes/Seconds):Đây là cách liệt kê kinh độ và vĩ độ tiêu chuẩn.
Ví dụ:N47° 37' 12" W122° 19' 45".

Trong ví dụ này, N47° 37' 12" chỉ vị trí Bắc/Nam ở 47 độ, 37 phút và 12 giây về phía Bắc bán cầu, W122° 19' 45" chỉ vị trí Đông/Tây ở 122 độ, 19 phút và 45 giây về phía Tây của đường kinh tuyến gốc (Greenwich, Anh).
  • Hệ Độ/Phút thập phân (DDM - Degree Decimal Minutes): Hệ tọa độ này thường được sử dụng bởi những người chơi “Geocaching” (một trò chơi dạng truy tìm “kho báu” rất thú vị của những người chuyên sử dụng máy định vị GPS GPS khi đi dã ngoại.) và những người đam mê GPS khác sử dụng. Nhưng tạo độ này trông như sau:
Ví dụ:N47° 37.216' W122° 19.75'.

Vị trí Bắc/nam và Đông/tây vẫn không đổi. Điểm khác biệt ở đây là phần giây (trong hệ Độ/Phút/Giây) được chuyển sang số thập phân bằng cách chia số giây đó cho 60.
  • Hệ tạo độ UTM (Universal Transverse Mercator): Hệ tọa độ dạng đường kẻ ô (grid) có nguồn gốc từ quân sự này không liên quan đến vĩ độ và kinh độ. Nó chia bản đồ thành một mạng lưới các ô vuông với đường kẻ ô cách nhau mỗi 1.000 mét. Hầu hết các bản đồ địa hình đều có đường kẻ ô UTM in trên chúng. Hệ tọa độ này dựa trên hệ đơn vị mét (metric) và không cần phải chuyển đổi phút và giây.
Ví dụ: 10T 0550368 5274319

Trong ví dụ này, "10T" là vị trí 1 ô trên bản đồ, "0550368" là số đông/tây hay số gia về phía đông (easting number), "5274319" là số bắc/nam hay số gia về phía bắc (northing number).

Máy định vị GPS có thể tự động hiển thị bất kỳ hệ tọa độ nào mà bạn chọn. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể chuyển đổi tọa độ từ hệ này sang hệ khác. Tính năng này rất hữu ích nếu bạn đã có tọa độ được viết dưới dạng một hệ tọa độ bất kỳ (ví dụ hệ tọa độ UTM) nhưng lại muốn chuyển sang hệ tọa độ khác (ví dụ hệ tọa độ DDM).

Tính năng này hiển thị độ cao và dự báo thời tiết.


Màn hình hiển thị hệ tọa độ UTM

KỸ NĂNG ĐỊNH VỊ

Nhập điểm mốc
Lên kế hoạch một tuyến đường (route) bằng các điểm mốc trở nên vô cùng dễ dàng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần ấn nút MARK (hoặc với một số thiết bị, ấn và giữ nút ENTER). Nếu bạn muốn đánh dấu điểm mốc tại vị trí đang đứng thì việc này thường có thể làm được với chỉ một nút bấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào nhiều dạng thông tin như tên (ví dụ ‘đầu đường mòn’ hoặc ‘thác nước’), tọa độ, độ cao và thậm chí là 1 đoạn ghi chú ngắn. Tính năng này vô cùng hữu ích nếu bạn muốn đánh dấu trước điểm mốc, trước khi bạn ra khỏi nhà chẳng hạn.
Lưu ý:Hãy thêm một điểm mốc tại nơi mà bạn đã đỗ xe, bất cứ khi nào bắt đầu chuyến đi.

Đi theo điểm mốc
Với các điểm mốc đã được đánh dấu, máy định vị GPS có thể chỉ dẫn cho bạn đi từ điểm này đến điểm khác. Sử dụng nút FIND (tìm) hoặc GOTO (đi tới) để xác định mục tiêu điểm mốc cụ thể. Sau đó chuyển sang màn hình la bàn (Compass) để máy định vị GPS cung cấp cho bạn hướng đi, khoảng cách và thời gian đi ước tính.

Lưu lại đoạn đường (Track)
Nếu bạn đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ thì một trong những tính năng quan trọng nhất của máy định vị GPS là Tracking - theo dõi và ghi lại đoạn đường đã đi. Khi kích hoạt tính năng “TRACK RECORDING” (ghi lại đoạn đường) thì máy định vị GPS sẽ tự động lưu những điểm trên đoạn đường (trackpoint) mà bạn đã đi qua bằng cách tạo ra một tập hợp chuỗi đường mòn (breadcrumb trail) để cho bạn biết những nơi mà bạn đã đi qua.

Bạn có thể cài đặt lại để thiết bị lưu các điểm trên đường mòn sau một khoảng thời gian hoặc khoảng cách mà bạn muốn. Khoảng cách giữa các điểm càng ngắn thì độ chính xác của đường về càng cao. Ví dụ, lưu lại điểm sau mỗi 100m thì nguy cơ bạn đi chệch hướng sẽ cao hơn so với lưu lại điểm sau mỗi 10m. Việc lựa chọn các khoảng (interval) nên tùy thuộc vào độ rõ của đường mòn đã được đánh dấu, địa hình, thời tiết và các điều kiện khác. Ngoài khả năng chỉ đường thiết yếu này, Tracking cũng cho phép bạn ghi lại thời gian và khoảng cách mà bạn đã đi.

ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MÁY ĐỊNH VỊ GPS

Cảm biến (Sensor)
Cảm biến ở đây chỉ Khí áp - cao độ kế (barometric altimeter) và la bàn từ của máy định vị GPS.
  • Khí áp - cao độ kế: Tất cả các máy định vị GPS đều cung cấp thông tin về độ cao, là một phần trong số các thông tin thu được từ vệ tinh. Nhưng ưu điểm của khí áp - cao độ kế là hoạt động không phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh. Vì vậy, thiết bị vẫn có thể đo độ cao chính xác ngay cả khi tín hiệu vệ tinh trở nên quá yếu. Và bởi đây là thiết bị đo áp suất khí quyển (khí áp) nên nó có thể cung cấp các thông tin thay đổi thời tiết bằng cách hiển thị biểu đồ dự báo biến đổi khí áp.
  • La bàn từ: La bàn từ hoạt động tương tự như la bàn kiểu truyền thống. Vì bạn vẫn đang mang theo la bàn và bản đồ giấy nên bản đồ từ có vẻ như hơi dư thừa. Vì vậy, nếu muốn tăng cường tuổi thọ pin của máy định vị GPS, bạn có thể tắt ứng dụng la bàn từ và chỉ sử dụng la bàn truyền thống. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng định vị của máy định vị GPS vì máy định vị GPS hoạt động phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh.
Thẻ nhớ
Ngoài bản đồ đã tải sẵn, nhiều máy định vị GPS còn cho phép bạn tải thêm bản đồ bằng cách sử dụng phần mềm trên CD-ROM (trang bị riêng). Một số loại máy định vị GPS còn có độ linh hoạt cao hơn khi sử dụng thẻ nhớ gắn ngoài MicroSD. Thẻ nhớ MicroSD có thể được tải sẵn hoặc bạn có thể tải bản đồ từ máy tính vào một thẻ trắng. Nếu máy định vị GPS của bạn sử dụng thẻ nhớ thì sẽ dễ dàng hơn trong việc sắp xếp bản đồ để đem lại sự tiện lợi và hiệu quả tối đa. Ví dụ, bạn có một thẻ nhớ lưu các bản đồ địa hình, một thẻ nhớ lưu bản đồ đường phố và một thẻ nhớ lưu bản đồ đường thủy.

MẸO THU TÍN HIỆU

Một trong những phàn nàn từ những người mới mua máy định vị GPS lần đầu là họ gặp khó khăn để thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh rõ và tốt. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về mặt này thì hãy xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tìm hiểu những chia sẻ dưới đây:

Đồng bộ vệ tinh (Satellite lock):Hãy đồng bộ với vệ tinh tại nơi đậu xe, nơi nghỉ trân trước khi bạn đi vào rừng – nơi mà vấn đề thu tín hiệu sẽ có thể gặp nhiều bất ổn hơn.

Cố định máy định vị GPS (GPS placement):Cố định máy định vị GPS vào dây đeo ba lô trên vai để thiết bị có thế kết nối dễ dàng mà không bị chắn sóng. Nếu bạn đi bộ và cầm thiết bị trên tay thì không nên để cánh tay đu đưa, nếu không sẽ làm mất phương hướng của thiết bị.

Tránh các chướng ngại vật: Độ chính xác của máy định vị GPS hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận tín hiệu từ bốn (hoặc nhiều hơn) vệ tinh. Nếu khoảng không bị che khuất thì khả năng thu tín hiệu có thể bị suy giảm, làm cho máy định vị GPS định vị không chính xác và thiếu tin cậy. Nếu điều này xảy ra, bạn có lẽ cần tìm một vị trí cao hơn, vùng đất trống. Trong khi chờ đợi, hãy tắt thiết bị để tiết kiệm pin. (Nếu máy định vị GPS có bộ vi mạch tiên tiến chẳng hạn như SiRF Star III thì khả năng thu tín hiệu và cường độ tín hiệu sẽ được cải thiện đáng kể trong hầu như tất cả các điều kiện).

Khởi tạo (Initializing): Hãy thực hiện bước đơn giản này nếu máy định vị GPS mới mua không thu tín hiệu tốt ngay cả khi không có chướng ngại vật và có khoảng không trống. Lưu ý rằng hầu hết các máy định vị GPS đều được sản xuất tại Châu Á nên khi thiết bị được bật lên lần đầu tiên thì  ‘bộ nhớ’ liên kết vệ tinh gần đây nhất là từ Châu Á. Quá trình khởi tạo sẽ định hướng máy định vị GPS với môi trường xung quanh và tải thông tin từ vệ tinh. Nói cách khác, khởi tạo sẽ giúp thiết bị thu tín hiệu vệ tinh nhanh hơn và mạnh hơn.

Để kiểm tra cách khởi tạo máy định vị GPS, vui lòng tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Pin: Hãy chắc chắn rằng bạn đã nạp đầy pin khi bắt đầu cuộc hành trình. Hãy tắt các tính năng không cần thiết như tính năng tự động định tuyến (auto-routing) và đèn nền LCD (backlighting) để tiết kiệm pin.

Lưu ý:Pin Lithium là lựa chọn tối ưu nhất cho các máy định vị GPS vì nó có tuổi thọ dài. Tuy nhiên, khi còn mới tinh, pin Lithium thường bị (quá áp) làm cho màn hình GPS xuất hiện các đường kẻ ngang. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên sử dụng pin lithium trên một thiết bị điện tử khác trong một vài phút sau đó mới lắp vào máy định vị GPS.

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

ssdf
vb
gh

Tin mới nhất

Mỹ: Dùng Iphone GPS để bắt trộm

Mỹ: Dùng Iphone GPS để bắt trộm

Tại bang Colorado, cảnh sát đã bắt giữ được một tên trộm xe tải chỉ vào giờ sau khi vụ trộm xảy ra. Nhờ một chiếc Iphone có tích hợp tính năng định vị toàn cầu (GPS) vô tình bị chủ nhân để quên trên xe, cảnh sát nhanh chóng tìm ra dấu vết của tên trộm.